Phục hồi răng bằng phương pháp Implant là lĩnh vực điều trị nha khoa chuyên sâu, cần nhiều sự đầu tư và kinh nghiệm tay nghề bác sĩ để đảm bảo an toàn và thành công. Biến chứng sau cắm trụ Implant sai quy trình đều có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về hậu quả của việc cắm trụ Implant sai kỹ thuật cũng như một tiêu chí cần tuân thủ để trồng răng chuẩn xác, đạt kết quả cao.
Những yếu tố quyết định sự thành công của cấy ghép Implant
Chất lượng implant
Chất lượng và thiết kế trụ Implant đóng vai trò rất quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công của ca cấy ghép răng Implant. Bởi trụ Implant có thể coi là chân răng nhân tạo thay thế cho chân răng đã mất. Được đặt cố định vào xương hàm. Nên lựa chọn loại trụ Implant tốt với độ tương hợp sinh học cao sẽ kích thích lành thương và tích hợp xương quanh trụ Implant nhanh hơn.
Ngược lại, một loại trụ Implant kém chất lượng sẽ kéo theo rất nhiều mối nguy hại về sau. Không chỉ tuổi thọ không lâu dài và hậu quả của việc cắm trụ Implant lúc này còn khó tích hợp với xương hàm, dễ bị đào thải và gây biến chứng.
Yếu tố vô trùng
Trồng răng bằng phương pháp Implant yêu cầu vô trùng tuyệt đối trong phòng phẫu thuật. Bất kỳ sự nhiễm khuẩn nào dù là nhỏ nhất đều có khả năng kéo theo những biến chứng khi cắm trụ Implant không mong muốn.
Do đó, để cấy ghép răng Implant thành công, bạn cần chọn cơ sở nha khoa có phòng phẫu thuật riêng đạt tiêu chuẩn vô khuẩn tuyệt đối. Các loại dụng cụ sử dụng một lần cần được loại bỏ sau khi sử dụng, các dụng cụ khác đều cần được sát khuẩn xử lý theo đúng quy trình cẩn thận trước khi dùng.
Trình độ của bác sĩ
Trình độ chuyên môn và kỹ năng phẫu thuật của bác sĩ được xem là yếu tố quyết định đến việc trồng răng thành hay thất hại và có gây ra hậu quả nào đáng lo ngại hay không. Bác sĩ nha khoa chịu trách nhiệm thực hiện phẫu thuật phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực Implant, có nhiều năm trải nghiệm lâm sàng và đã cấy ghép nhiều ca Implant thành công.
Bác sĩ hiểu rõ các tiêu chí kỹ thuật, chức năng của từng răng, quy trình của từng công đoạn… dễ linh động trên từng trường hợp lâm sàng. Bác sĩ có kỹ năng thuần thục sẽ đặt trụ implant chuẩn xác, gọn gàng ít làm sang chấn các mô lân cận.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trang thiết bị sử dụng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và cấy ghép giúp bác sĩ có thông tin dữ liệu chính xác hơn. Thiết bị hiện đại cũng giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị phù hợp, đồng thời hỗ trợ trong việc kiểm tra tình trạng răng hiện tại. Ngoài ra, lên kế hoạch cấy ghép implant cũng sẽ thuận lợi hơn nếu cơ sở nha khoa áp dụng công nghệ tiên tiến để chụp phim, máy scan 3Shape 3D trong miệng…
Hậu quả của việc cắm trụ Implant thất bại
Viêm quanh Implant
Viêm quanh Implant là một trong những biến chứng có thể xuất hiện sau khi cấy trụ Implant. Một số ca cấy Implant có thể có dấu hiệu viêm nướu, nặng hơn sẽ lan rộng xuống xương quanh Implant gây tiêu xương và đào thải trụ Implant đã cấy.
Xuất huyết
Hầu hết trường hợp sau khi cấy trụ Implant sẽ bị rỉ máu nhưng với số lượng ít và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu máu chảy với lượng nhiều và dài ngày thì đây là hậu quả của việc cấy ghép Implant không đúng quy trình, sai kỹ thuật. Khi đó bạn cần liên hệ lại với nha khoa và đi khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Sai lệch vị trí
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm lâm sàng, trang thiết bị cũ… là các nguyên nhân có thể dẫn tới hậu quả của việc trụ Implant bị đặt sai vị trí. Nếu không xử lý kịp thời, phần xương quanh trụ Implant có thể bị tiêu và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Để ngăn ngừa biến chứng này, các nha khoa đều áp dụng phần mềm kỹ thuật số 3D để lên kế hoạch làm máng hướng dẫn phẫu thuật đặt trụ Implant để đảm bảo độ chính xác cao.
Tổn thương cấu trúc giải phẫu (dây thần kinh hàm dưới, xoang hàm trên)
Sai sót trong phẫu thuật kéo theo sang chấn các cấu trúc giải phẫu hàm trên và dưới. Gây ra các triệu chứng tê lưỡi, môi khi sang chấn tới dây thần kinh hàm dưới hoặc tổn thương xoang hàm kéo theo các hậu quả viêm xoang.
Những điều cần biết trước khi cắm implant
Chụp phim CT xương hàm
Để tránh biến chứng khi trồng răng Implant, trước khi phục hình thì bạn cần chụp phim CT, Panorex để kiểm tra tình trạng răng, mật độ xương và chất lượng xương hàm. Dựa vào Phim chụp, dữ liệu trong miệng bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị: quyết định vị trí đặt implant, kích thước trụ implant, liệu có cần ghép xương nếu mặt độ xương không đủ .
Mô tả tình trạng sức khỏe hiện tại
Trước khi trồng răng Implant, để đảm bảo phẫu thuật an toàn bạn nên báo bác sĩ về tiền sử bệnh lý nếu có đặc biệt là các vấn đề về tim mạch, huyết áp,… Trong trường hợp đang sử dụng thuốc để đảm bảo không phản ứng trong quá trình điều trị nha khoa bạn nên báo cho bác sĩ biết trước. Các bệnh lý trong miệng nên được điều trị trước khi bắt đầu phẫu thuật, điều này nhằm ngăn ngừa hậu quả trồng răng Implant bị nhiễm trùng.
Không sử dụng chất kích thích trước, trong và sau khi điều trị
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân không hút thuốc lá và uống rượu bia trong một thời gian nhất định trước và sau khi thực hiện cấy trụ Implant. Bởi trong nó có các thành phần làm chậm quá trình lành thương của con người, nếu kéo dài thì hậu quả của việc cắm trụ Implant không chỉ đơn giản là lâu hồi phục, thậm chí gây đào thải trụ răng.
Lựa chọn trụ implant
Trên thị trường nha khoa hiện nay có nhiều loại trụ implant với cấu tạo và mức chi phí khác nhau. Cấu tạo và thiết kế trụ có ảnh hưởng tới khả năng tích hợp Implant trong xương hàm, và thời gian phục hồi nên bạn cần chọn lựa kỹ càng, ưu tiên các loại Implant đã được kiểm định chất lượng từ các tổ chức uy tín thế giới.
Chuẩn bị tâm lý vững vàng
Cấy ghép răng Implant hiện nay không còn quá phức tạp và cũng là phương pháp có độ an toàn cao. Vậy nên tâm trạng lo lắng quá mức sẽ tạo áp lực cho bạn và bác sĩ thực hiện. Tâm lý thoải mái, vững vàng tạo điều kiện thuận lợi để quá trình cấy ghép Implant được thành công.
Chọn lựa cơ sở nha khoa chất lượng giúp bạn đảm bảo an toàn điều trị răng và sớm có hàm răng chắc khỏe, đẹp mắt.